2

GIỚI THIỆU CHUNG

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y trực thuộc Khoa Thúy – Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. Hiện nay PTN tọa lạc tại Trung tâm nghiên cứu xuất sắc và đổi mới sáng tạo với đầy đủ cở sở vật chất đồng bộ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao KHKT. Với 2 khu PTN đảm bảo ATSH cấp 2 và ATSH cấp 3. Nhà nuôi động vật lớn và nhà nuôi động vật nhỏ cấp 2 và cấp 3. Khu đốt xác và trạm xử lý nước thải đồng bộ. Phòng có đội ngũ cán bộ – nhân viên năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm, được đạo tạo từ các nước có nền KHCN tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc.. cùng với những trang thiết bị hiện đại như máy phân tích khối phổ MALDI-TOF, Máy giải trình tự gen, máy Realtime PCR…phòng thí nghiệm đã và đang khẳng định được vị trí trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y. Năm 2012, phòng thí nghiệm đạt được chứng nhận ISO 17025:2005 với 30 chỉ tiêu được công nhận. Trong quá trình phát triển phòng thí nghiệp không ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện, cải tiến các quy trình kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chẩn đoán xét nghiệm đến Năm 2020 PTN đã đạt được chứng nhận ISO 17025:2017 với 94 chỉ tiêu được công nhận

Với phương châm “Chính xác – Trung thực – Chu đáo”, bằng việc ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại và tiên tiến trong chẩn đoán các tác nhân gây bện trên vật nuôi từ đó nhanh chóng đưa ra được các giải pháp tư vấn hiệu quả cho doanh nghiệp, người chăn nuôi. Mỗi năm phòng thí nghiệm đã tiến hành phân tích hàng ngàn mẫu bệnh phẩm từ hệ thống trang trại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó phòng thí nghiệm cũng đã và đang tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài dự án hợp tác quốc tế với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, ..triển khai các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh tai xanh, vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu phi, vắc xin phòng bệnh Ca rê, nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học như kháng huyết thanh, kháng thể lòng đỏ, probiotic phục vụ phòng và trị bệnh trên vật nuôi.

Phòng thí nghiệm luôn tăng cường hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước để chia sẻ và cập nhật những công nghệ tiên tiến trên thế giới, cùng với đó là đội ngũ cán bộ – nhân viên thường xuyên được tiếp cận với các công nghệ mới, hoàn thiện năng lực chuyên môn để xây dựng phòng TN ngày càng phát triển.